Kinh tế Formosa_thuộc_Hà_Lan

"Đại lý" Tayouan (giống như tên gọi của các trạm giao thương của VOC) đã trở thành đại lý sinh lời đứng thứ hai của toàn thể Đông Ấn Hà Lan (sau đại lý tại Hirado/Dejima),[12] mặc dù nó mất tới 22 năm thuộc địa để có thể hoàn vốn và đem lại lợi nhuận.[13] Lợi nhuận đến từ thương mại ba bên giữa họ, Trung Quốc và Nhật Bản, cộng với khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đài Loan, người Đài Loan đã có thể biến vịnh biển cận nhiệt đới bị ám ảnh với căn bệnh sốt rét thành một tài sản sinh lợi. Một nền kinh tế tiền mặt đã được đưa đến (sử dụng real Tây Ban Nha, giống như VOC) và thời kỳ này cũng chứng kiến các nỗ lực nghiêm túc đầu tên nhằm phát triển kinh tế trong lịch sử hòn đảo.[14]

Thương mại

Hươu sao

Mục đích ban đầu của việc xây dựng pháo đài Zeelandia tại Tayowan tại miền Nam Đài Loan là để cung cấp một căn cứ cho các hoạt động giao thương với Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như quấy nhiễu việc giao thương của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong khu vực. Các loại hàng hóa được trao đổi bao gồm tơ lụa từ Trung Quốc và bạc từ Nhật Bản, và nhiều thứ khác.

Sau khi thiết lập nên pháo đài, người Hà Lan đã nhận ra tiềm năng của các đàn hươu sao (Cervus nippon taioanus) lớn đi lại lang thang tại vùng đồng bằng phía tây hòn đảo. Da hươu bền dai được người Nhật đánh giá cao, họ sử dụng chúng để làm áo giáp cho samurai. Các bộ phận khác của hươu được bán cho các thương nhân Trung Quốc để làm thực phẩm hay dược phẩm. Người Hà Lan trả công cho những người nguyên trú khi họ đem hươu đến và cố gắng quản lý số hươu để theo kịp với nhu cầu. Những con hươu vốn là kế sinh nhai của dân nguyên trú lại bắt đầu biến mất, buộc họ phải thay đổi cách thức kiếm sống.[15] Tuy nhiên, vẫn có các phân loài hươu sao còn tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt và sau đó việc đưa chúng quay trở về với môi trường tự nhiên đã đạt được thành công.[16]

Sau đó, người Hà Lan cũng tiến hành trao đổi các mặt hàng nông nghiệp của đảo (như đường vào gạo) sau khi sử dụng các lao động nhập khẩu từ Phúc Kiến đến để tiến hành canh tác trên quy mô lớn.

Nông nghiệp

Người Hà Lan cũng sử dụng người Hán làm lao động để trồng mía và lúa gạo phục vụ cho việc xuất khẩu; một số lượng đường và gạo được xuất khẩu đến tận các thị trường xa xôi như Ba Tư.[17] Các nỗ lực nhằm thuyết phục thành viên các bộ lạc nguyên trú từ bỏ săn bắn và chấp nhận lối sống định canh định cư đã không thành công vì "đối với họ, trồng trọt có hai nhược điểm chính: đầu tiên, theo truyền thống phân công lao động, đó là việc của nữ giới; thứ hai, nó là công việc cực nhọc."[18] Người Hà Lan do đó phải nhập khẩu lao động từ Trung Quốc, và đây là thời kỳ đầu tiên chứng kiến một số lượng lớn di dân Hán tới hòn đảo, một nhà bình luận đã ước tính rằng có đến 50–60.000 người Hán đã định cư tại Đài Loan trong suốt 37 năm dưới thời cai trị của Đài Loan.[19] Những người định cư này được khuyến khích bằng việc được đi lại tự do đến đảo, thường là bằng các tàu của Hà Lan, và các công cụ sản xuất, bò và hạt giống để bắt đầu trồng trọt.[14] Đổi lại, người Hà Lan sẽ lấy một phần mười hoa lợi, coi như thuế.[14]

Thuế thân

Một khoản thuế thân được áp dụng cho tất cả các cư dân người Hán trên sáu tuổi.[20] Loại thuế bị người Hán coi là đặc biệt nặng nề bởi trước khi người Hà Lan xâm chiếm thì hòn đảo Đài Loan không hề có thuế. Cùng với chính sách hạn định việc thuê đất là việc các binh sĩ Hà Lan tống tiền, thuế đã gây ra các cuộc khởi nghĩa lớn vào các năm 1640 và 1652.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Formosa_thuộc_Hà_Lan http://books.google.com/books?id=ywQTAAAAYAAJ&prin... http://www.newsreview.com/chico/Content?oid=692352 http://www.taiwanus.net/history/1/66.htm //dx.doi.org/10.1046%2Fj.1523-1739.1997.011004834.... //dx.doi.org/10.1353%2Fjwh.2006.0052 http://www.gutenberg-e.org/andrade/ //www.jstor.org/stable/2387316 http://www.taiwandocuments.org/koxinga.htm http://travel.network.com.tw/tourguide/point/showp... http://www.npm.gov.tw/exhbition/formosa/english/05...